BÀI VIẾT
CỬA NG TẠP H MINH NGỌC n phòng phẩm - Sách - o - Truyện tranh - Đng cá nhân - Đng gia đình - Đồ trang t - Ngun liệu handmade Địa chỉ: Khu 3 - TT.Hậu Lộc - H.Hậu Lộc - T.Thanh Hoá T: 0373 831 742

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Sử dụng bút máy: Chọn bút

❀ Thứ Năm, tháng 9 29, 2016

Chọn bút máy như thế nào khi trong quầy có bao nhiêu là loại bút?


Viết bút máy không phải là lựa chọn hàng đầu của các bạn học sinh trong khi trên thị trường có nhiều loại bút khác tiện dụng hơn rất nhiều. Tuy nhiên rèn luyện viết chữ trên bút máy không chỉ là rèn nét chữ mà còn rèn luyện cho ta tính cẩn thận, kiên nhẫn.


Có hai loại chính: bút máy cho nét chữ thường và bút máy nét hoa cho nét thanh nét đậm. Bút máy nét hoa thường dành cho học sinh luyện chữ theo phong trào vở sạch chữ đẹp. Hai loại bút này khác nhau ở chỗ thiết kế ngòi bút. Ở ngòi bút máy thường thường đính một hạt quen gọi là "hạt gạo". Hạt kim loại này có tên gọi là hạt indirium. Nó giúp khi viết ngòi bút trơn, ra mực đều màu hơn. Còn bút luyện chữ nét thanh - nét đậm thì cũng có hạt này, tuy nhiên được thêm công đoạn mài ngòi 2 bên, sao cho khi đưa xuống là nét đậm, đưa lên là nét thanh.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất bút máy uy tín như Hồng Hà, Bến Nghé, Vạn Hoa, Kim Thành, Hồng Hà, Thiên Long...Tuy nhiên cũng không hề thiếu những bút giá rẻ, do các đơn vị tư nhân nhập về bán, sản phẩm không được kiểm duyệt khi cho ra thị trường dẫn tới sản phẩm lỗi rất nhiều. Nguyên liệu để cấu thành bút bằng nhựa, sắt không rõ nguồn gốc, rất có thể là nhựa bẩn, nhựa tái chế gây, ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Không chỉ vậy sử dụng bút như vậy còn gây cào giấy, rách giấy, nhòe mực.
Qua quan sát và trải nghiệm của giáo viên và các bậc phụ huynh thì sử dụng bút máy có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng từ những nhãn hiệu uy tín, tuy giá thành có cao hơn nhưng bền hơn, mực ra đều và bút viết trơn hơn.
Với bố mẹ đang có ý định mua cho con mình thì nên hỏi rõ xem con mình viết bút thường hay bút nét thanh nét đậm vì bút nét thanh nét đậm yêu cầu kỹ năng cao hơn để sử dụng, có lẽ sẽ hơi khó cho bé mới bắt đầu sử dụng bút máy.


Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Đan rổ không khó

❀ Thứ Sáu, tháng 9 23, 2016
Tình cờ thấy ảnh ba cậu nhóc nhà Song học đan rổ ở trường mẫu giáo, mình tò mò cũng muốn làm thử một cái.

đan rổ
Daehan, Minguk, Manse ở trường
Nhìn vào ảnh, chắc ai cũng đã mường tượng ngay trong đầu cách làm. Gì chứ mấy nhóc 5 tuổi còn biết làm, chẳng nhẽ mình lại không làm được >_<
Mình thấy trên Youtube có video hướng dẫn đan rổ, mà nguyên liệu lại là báo cũ, thấy rất thú vị. Cách làm cũng rất đơn giản nữa.

Tạo nan rổ bằng cách cuộn tờ báo quanh một que dài nhỏ, bôi keo vào mép tờ báo để nan được chắc
Dính nan vào hai bìa cứng hình tròn dùng làm đáy rổ và chờ cho keo khô
Đan so le qua các nan đứng một cách khéo léo. Bạn có thể nối các que lại với nhau để tạo thành các que đan dài và đan cho đến khi rổ có được chiều cao ưng ý.
Bôi keo vào đầu các nan đứng, gập và giấu dưới hàng nan nằm ngang. Sau đó trang trí bằng cách sơn màu tuỳ thích.
Trông thật bắt mắt phải không các bạn.
P/S:  Tiếc là chưa được thấy thành quả của cậu út Manse, nhưng sản phẩm của Minguk làm trông khá bắt mắt trong khi không ngoài tưởng tượng, cái rổ của Daehan được đan rất cẩn thận, chắc chắn. Thump up!



                                                                                                                            -----TTP------

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Câu chuyện "đẽo cày giữa đường"

❀ Thứ Hai, tháng 9 19, 2016
Chuyện kể:


Một người ngồi trên đường đẽo cày. Có người đi qua, trông thấy khuyên:
- Ồ, cái tay cày to quá, khó cầm. Anh nên đẽo cho nó nhỏ hơn có được không?
Anh thợ đẽo cày nghe theo, đẽo cái tay cày nhỏ đi.
Một lát, một người khác đi qua lại bảo:
- Ồ, cái ách cày to quá, kho vác. Anh nên đẽo nó nhỏ đi chút nữa. Anh thợ cày nghe theo lại đẽo nhỏ đi. Lát sau, một người qua đường nhìn thấy bảo:
- Ồ, cái lưỡi cày to quá, khó bẩy được đất lên.
Anh thợ cày làm theo, đẽo nhỏ đi. Người thứ tư qua đường lại bảo:
- Ồ, cái bàn cày phải nghiêng hẳn về một bên thì lật đất mới dễ.
Anh ta lại làm theo. Cứ thế, người nào góp ý anh cũng đẽo lại, cuối cùng cái cày chỉ còn bằng cái đũa.
(Truyện “Đẽo cày giữa đường” I và II, “Truyện cổ nước Nam” - Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, NXB Văn học, 2003).
Câu chuyện ngụ ngôn này chắc hẳn nhiều người đã từng được nghe qua, biết đến hoặc đã tự mình trải nghiệm. "Đẽo cày giữa đường" hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.
Nói đi cũng phải nói lại, chúng ta sinh ra không phải điều gì cũng biết, có người giỏi cái nọ, có người biết cái kia. Việc truyền đạt cho người khác thứ mình tỏ tường và tiếp thu những điều mình chưa biết là việc nên làm, đó mới là cuộc sống. Tuy có thể kết quả không như mong đợi nhưng đó cũng là một trải nghiệm cho mỗi người.
It's okay to disagree with the thoughts or opinions expressed by other people. That doesn't give you the right to deny any sense they might make. Nor does it give you a right to accuse someone of poorly expressing their beliefs just because you don't like what they are saying. Learn to recognize good writing when you read it, even if it means overcoming your pride and opening your mind beyond what is comfortable.” ― Ashly Lorenzana
------------- 

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Khảo sát về cửa hàng

❀ Thứ Bảy, tháng 9 17, 2016

Không mất nhiều thời gian đâu, hãy giúp mình điền vào mẫu dưới đây:


Hiện nay bạn là: Bạn đã ghé qua cửa hàng Minh Ngọc bao giờ chưa?
Sản phẩm bạn thường mua là? (có thể tích vào nhiều lựa chọn)
Hãy comment ở dưới ý kiến của bạn về cửa hàng nhé, hoặc những đề xuất sản phẩm bạn đang tìm mua, chúng tôi sẽ giúp bạn.
Cảm ơn bạn nhé!



---Cửa hàng Minh Ngọc (Khu 3 - TT Hậu Lộc)---

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Nhật ký học trò

❀ Chủ Nhật, tháng 9 11, 2016
Ngày học cấp 2, cấp 3 mình đã từng nghĩ đến việc có một quyển nhật ký để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Nghĩ là vậy nhưng việc thực hiện nó lại là một điều khá xa xôi ^^ 
Cô nàng Duksoon hay mơ mộng của "Reply 1988" cũng có một ngăn kéo bàn chứa đầy những quyển nhật ký, trong đó có ghi chép lại khá đầy đủ và chi tiết về quãng đời học sinh của mình. Nhưng có ai nhớ được phản ứng của Duksoon 1994 khi đọc lại những dòng nhật ký do chính tay mình viết khi cô 18 tuổi không?


 Chính Duksoon cũng cảm thấy "sốc" trước những gì mình viết năm ấy.



Mình không thể ngừng cười khi xem đoạn này :))
Không biết có ai hiểu được nỗi lòng này của Duksoon?
Nhưng như ai đó đã từng nói "Không ai chết vì xấu hổ cả", 7 hay 10 năm sau, đọc lại những trang nhật ký học trò, dù bạn có cảm thấy chúng sến sẩm, dù có "nổi da gà" như cô nàng DukSoon thì đó vẫn là những tâm tư thuần khiết nhất, vô tư nhất và rất đáng để trân trọng.
-----------

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Câu chuyện bọc sách vở (tiếp)

❀ Thứ Năm, tháng 9 08, 2016
Lại vẫn câu chuyện về bọc bìa cho sách vở.
Bây giờ mình thấy không chỉ bìa vở được in rất đẹp, bắt mắt đủ thể loại, từ nhân vật hoạt hình, phong cảnh, đến các thần tượng Kpop (có ai mà lại không thích bìa vở của mình là ca sĩ, diễn viên mình yêu thích cơ chứ? ^^) mà chất liệu cũng khá dày và cứng.
Vở Hồng Hà Kpop

Chính vì thế mà việc bọc bìa vở đang dần trở thành một việc làm thừa thãi đối với nhiều người.
Nhưng mọi người có biết rằng bên cạnh việc giữ gìn quyển vở không bị nhăn nhúm, mòn mép thì bên trong bìa bọc vở cũng là nơi ai đó âm thầm cất giữ bí mật nào đó chăng, một lá thư hay một bài kiểm tra điểm 1 chẳng hạn, haha. Còn đối với người anh đi học xa ở trọ, mình còn nhớ rõ, đó là những bài kiểm tra điểm 10 với đầy lời khen của thầy cô giáo. (*ghen tị*)


Nghe hơi to tát và cũng không liên quan lắm, nhưng thực sự lúc bọc bìa sách đối với mình cũng là khoảng thời gian gắn kết các thành viên trong gia đình. Thật đấy, đó là lúc có mẹ kế bên cắt dán, cho ý kiến, còn bố thì "Nhiều sách vở thế này thì làm đến lúc nào cho xong?" cũng lại giúp một tay, cô em gái nhỏ thấy mọi người quây quần bên nhau cũng lại gần, không ngừng chỉ trỏ, đùa vui. 
Rồi đó, bạn cũng có thấy cậu bạn Dư Hoài ban đầu còn tỏ vẻ "khinh thường" một Cảnh Cảnh ngồi bọc sách, nhưng lại bị cuốn vào lúc nào không hay, dù không tỏ thái độ rõ ràng nhưng ai cũng biết bạn ấy vui thế nào khi được Cảnh Cảnh nhờ viết tên sách lên bìa. Mặc dù cuối cùng thuận tay viết tên mình thay vì tên Cảnh Cảnh thì cậu bạn cũng đã mang lại một niềm vui nho nhỏ khó hiểu trong lòng cô bạn cùng bàn.
- Dư Hoài, viết giúp tôi đi, hình như chữ cậu rất đẹp.
Dư Hoài được tăng bốc xong, vẫn tiếp tục làm bộ trách tôi sống hình thức, sau đó có chút không tự nhiên, cầm bút máy lên…
- Viết xấu thì đừng có trách tôi đó!
Không cần soi gương tôi cũng biết cái mặt mình khi đó cười nham hiểm đến độ nào. 
- Không trách, không trách đâu. Viết đi, viết đi…
Cậu ta liền múa bút.
Tiếng Anh. Cách hai ô. Trung học Chấn Hoa. Lớp năm năm nhất. Dư Hoài

Sau đó, hai người mặt đối mặt, nheo nheo mắt, rất lâu, cậu ta đỏ mặt, gãi đầu gãi tai.
- Cái đó.. tôi không cẩn thận viết thành của mình rồi. Tôi chỉ là do quen tay… hay là, cậu bọc lại từ đầu, à, tôi có bút xóa!
Tôi nhìn đi nhìn lại, không biết thế nào, ngược lại lại thấy vui. Cũng không thể nói rõ được cảm giác lúc đó, chỉ là trong lòng thấy lâng lâng.
“Cứ để thế đi.” Tôi đút sách vào ngăn bàn, đưa cậu ta quyển tiếp theo: 
- Viết tiếp đi, viết tên ai cũng được!
Đáng yêu không nào!
-------- 

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Bọc sách vở cho năm học mới

❀ Thứ Hai, tháng 9 05, 2016
Khoảng thời gian chuẩn bị cho một năm học mới đối với mình không chỉ là đồ dùng mới, sách vở mới, quần áo mới mà còn là cảnh tượng cô cậu học trò với báo giấy, bìa cứng, keo dán ngồi tỉ mẩn bọc bìa sách năm nào. 
Ấy vậy mà "học bá" Dư Hoài trong "Điều tuyệt nhất của chúng ta" lại xem thường bạn cùng bàn Cảnh Cảnh ra mặt khi thấy cô bạn bọc bìa sách trong giờ học.

Dư Hoài - Cảnh Cảnh
Tôi không thích loại giấy bọc loè loẹt được bán ngoài các cửa tiệm. Giấy bọc sách chỉ có ba loại: giấy da bò màu nâu, giấy lịch treo tường trắng và giấy bản đồ màu xanh. Ngoài lịch treo tường ra, hai loại còn lại phụ thuộc vào nghề nghiệp của bố mẹ bạn, còn theo tính chất công việc của bố mẹ tôi, chỉ có thể mang về sổ sách kế toán hoặc sổ báo cáo công việc của các cơ quan chính phủ, mà hai loại này, chắc chắn không thể mang ra bọc sách.  
Khi tôi đang mừng khấp khởi, chuẩn bị "thi công công việc" thì nhìn thấy vẻ mặt kinh ngạc của Dư Hoài, hai con mắt cậu ta tưởng chừng sắp rơi xuống bàn vậy.
- Chưa nhìn thấy người bọc sách bao giờ à?
- Cậu là người đến từ thế ký nào vậy? Thời này còn bọc sách?
- Tôi không thích sách mòn mép trang rồi lại còn bẩn nữa.
- Rõ là phô trương.
- Cậu rảnh nhỉ?
Tôi từ từ lôi trong cặp sách kéo và băng dính, còn Dư Hoài, sắc mặt cậu ta ngày càng u ám...
(Điều tuyệt nhất của chúng ta: http://thuvienngontinh.com/dieu-tuyet-nhat-chuong-7/)
Đối với Cảnh Cảnh, bọc sách, ghi nhãn vở là việc mà cô làm với "thái độ kính cẩn đến mức chỉ thiếu nước thắp hương" thì Dư Hoài lại cho đó là việc làm phô trương, hình thức.
Mình thì như Cảnh Cảnh, bìa sách vở mới đều được bọc lại cẩn thận, có điều cũng không được hào hứng lắm vì mình bọc sách bằng báo giấy, lại không màu mè gì (cũng là do "tính chất công việc của bố mẹ" :)) nên trông khá là tẻ nhạt.

Bìa vở cách đây 8 năm của mình
(còn nữa)
--------------- 

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Nặn hình không phải chỉ riêng cho trẻ con

❀ Thứ Năm, tháng 9 01, 2016

Đất nặn được mệnh danh là đồ chơi phát triển trí tuệ kinh điển nhất trên toàn thế giới.

Chơi đất nặn giúp trẻ em phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Khi tương tác với đất nặn, tính chất đàn hồi và mềm dẻo của nó sẽ giúp phát triển các kỹ năng vận động, cải thiện sự phối hợp tay và mắt, cảm nhận màu sắc cũng như hình khối, dáng vẻ và sự xếp đặt hợp lý của sự vật..

Sáng tạo cùng đất nặn
Đất nặn không chỉ được coi là một món đồ chơi mà còn là một công cụ hữu ích mang lại nhiều giá trị hữu ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhiều bố mẹ vì sợ con nghịch đất nặn bẩn, hoặc sợ em bé cho đất nặn vào mồm mà thường cấm không cho chơi đất nặn. Như vậy vô tình đã làm mất đi cơ hội phát triển trí tuệ một cách thông minh thông qua món đồ chơi giáo dục sáng tạo này.


Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đất nặn, có loại có khuôn hình, rất dễ dàng sử dụng
Có nhiều loại đất nặn được làm từ chất liệu an toàn từ thiên nhiên, có thể hoàn toàn yên tâm cho trẻ nhỏ chơi.
Chơi đất nặn giúp có cơ hội phát triển kĩ năng vận động rất tốt, có thể phối hợp tay mắt trở nên nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. 
Chính vì vậy, chơi nặn đất không chỉ cho trẻ em mà người lớn cũng có thể tha hồ thể hiện sức sáng tạo với đất nặn và luyện tập sự khéo léo của đôi bàn tay.





Sáng tạo với đất nặn là không giới hạn
Bạn có sẵn sàng sà xuống và chơi nặn đất cùng đứa em nhỏ không nào?
----
 
Copyright © 2014 Cửa hàng tạp hoá Minh Ngọc - Thị trấn Hậu Lộc . Designed by OddThemes | Distributed By Gooyaabi Templates